(28/03/2017) Để “Sắc màu Tây Bắc” thành thương hiệu điểm đến 8 tỉnh Tây Bắc
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thương hiệu điểm đến là sự tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ dựa trên trải nghiệm về điểm đến của du khách hoặc điểm đến được hình thành như thế nào trong con mắt của du khách. Để tạo điểm nhấn, sức cạnh tranh và hình thành những đặc điểm nhận biết khác biệt so với điểm đến khác hay có khả năng hấp dẫn thị trường khách du lịch mới, “Sắc màu Tây Bắc” cần được xây dựng thành thương hiệu điểm đến cho du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
Năm du lịch quốc gia 2017 sẽ được tổ chức tại Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc mở rộng (TBMR) với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc”. Đây sẽ là cơ hội đột phá cho du lịch 8 tỉnh TBMR để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, để tạo điểm nhấn, sức cạnh tranh và tiếp tục thu hút thị trường khách du lịch truyền thống và hấp dẫn thị trường khách du lịch mới, “Sắc màu Tây Bắc” cần được xây dựng thành thương hiệu điểm đến cho du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
Sự cần thiết hình thành thương hiệu điểm đến
Hiện nay, thương hiệu điểm đến có vị trí, vai trò quan trọng, có tác dụng định hướng, chỉ dẫn và quyết định đến “cầu” của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch cho mình. Do đó, du lịch vùng TBMR phải xác định việc xây dựng thương hiệu điểm đến, xây dựng chiến lược tạo dựng giá trị cụ thể tạo nên uy tín của điểm đến, định vị điểm đến rõ nét, hấp dẫn và khả năng cạnh tranh so với điểm đến du lịch khác nhằm đảm bảo nguồn “cung” điểm đến du lịch có yếu tố mới lạ, khác biệt, rõ ràng và có sức thu hút lớn trực tiếp đến du khách cũng như gián tiếp qua các doanh nghiệp du lịch, tổ chức liên quan. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác liên vùng liên khu vực ngày càng chặt chẽ, và sự  hình thành các điểm đến mới do vai trò, vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế nên dẫn đến cung điểm đến đang tăng mạnh, các phương thức cạnh tranh giữa các điểm đến để thu hút khách du lịch ngày càng quyết liệt, sự hình thành và khẳng định qua thương hiệu điểm đến ngày càng rõ nét, nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch là một yêu cầu tất yếu.
Vì vậy khi Năm du lịch quốc gia 2017 kết thúc, để tạo điểm nhấn, sức cạnh tranh và hình thành những đặc điểm nhận biết khác biệt so với điểm đến khác trong nước, trong khu vực, nổi trội hơn để tiếp tục thu hút khách du lịch đến với vùng và hấp dẫn thị trường khách du lịch mới, “Sắc màu Tây Bắc” cần được xây dựng thành thương hiệu điểm đến cho du lịch vùng TBMR, từng bước xây dựng và tạo dựng vị thế, phát triển thành thương hiệu quan trọng, vững chắc trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế trong giai đoạn tiếp theo.
Phát triển thương hiệu điểm đến 8 tỉnh TBMR
Giá trị thương hiệu điểm đến nói chung được thể hiện rõ nét thông qua tài nguyên du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch đặc trưng, khu điểm du lịch trọng điểm đã được khai thác, phát triển nhằm tạo điểm nhấn, sức cạnh tranh và hình thành những đặc điểm nhận biết khác biệt cho du lịch 8 tỉnh TBMR, cụ thể:
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định tài nguyên du lịch đặc thù của khu vực 8 tỉnh TBMR (nằm trong vùng trung du, miền núi Bắc Bộ) được xác định là cảnh quan hùng vỹ của núi rừng Tây Bắc, bản sắc văn hóa của các dân tộc ít người. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Đồng thời, xác định 7 khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia gồm có: khu du lịch sinh thái công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai), khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà (Yên Bái), Khu du lịch văn hóa lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Mộc Châu (Sơn La), khu du lịch sinh thái hồ Hòa Bình (Hòa Bình), khu du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử hồ Pá Khoang (Điện Biên).
Để triển khai Chiến lược này, 8 tỉnh TBMR đang thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh, Đề án quy hoạch một số khu du lịch quốc gia và điểm du lịch quốc gia. Trong ngắn hạn, 8 tỉnh TBMR đang triển khai xây dựng chuỗi các sản phẩm đặc trưng như: Trải nghiệm du lịch cộng đồng Tây Bắc; Chương trình du lịch “Hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc”; Chương trình du lịch “Chợ phiên vùng cao”; Chương trình du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Đà;  Chương trình du lịch “Sắc hoa Tây Bắc”; Chương trình du lịch “Dấu chân huyền thoại” - Khám phá các cung đường hành quân trong chiến dịch Điện Biên lịch sử; Chương trình du lịch “Chinh phục đỉnh cao”. Như vậy, với những sản phẩm du lịch độc đáo, có bản sắc và điểm nhấn riêng sẽ góp phần định vị rõ nét sản phẩm du lịch trong thương hiệu điểm đến “Sắc màu Tây Bắc”.
Đồng thời, tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch quan trọng tại các trọng điểm du lịch gắn với điểm đến cụ thể như: Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Khu nghỉ mát Sa Pa và Vườn quốc gia Hoàng Liên; Sơn La gắn với khu du lịch quốc gia Mộc Châu, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La; Phú Thọ gắn với Lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương; Yên Bái gắn với du lịch hồ Thác Bà; Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng; Lai Châu gắn với những nét văn hóa nguyên bản của dân tộc Thái và khu sinh thái văn hóa Sìn Hồ;  Điện Biên gắn với di tích lịch sử Điện Biên Phủ, hồ Pá Khoang và cửa khẩu quốc tế Tây Trang; Hòa Bình gắn với nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình.
Giải pháp hoàn thiện thương hiệu điểm đến 8 tỉnh TBMR
Năm du lịch quốc gia 2017 chắc chắn sẽ tạo ra những hiệu ứng và kết quả tích cực, tạo cơ sở ban đầu cho thương hiệu “Sắc màu Tây Bắc” với những khu du lịch và điểm du lịch quốc gia, sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm du lịch đặc thù, thương hiệu du lịch đặc sắc gắn với các điểm đến cụ thể, tạo nên lợi thế cạnh tranh. Đó chính là tiền đề để xây dựng thương hiệu, cũng là yêu cầu để hoàn thiện thương hiệu điểm đến của vùng thông qua các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu du lịch, giá trị nhận diện thương hiệu du lịch 8 tỉnh TBMR để cộng đồng hiểu rõ và thống nhất, từ đó góp phần xây dựng, và quảng bá các giá trị của thương hiệu.
Hai là, hoàn thiện quy hoạch 7 khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia nằm trong vùng; xúc tiến thu hút đầu tư chiến lược xây dựng các sản phẩm du lịch trong 8 chương trình du lịch nổi bật và ưu tiên đầu tư phát triển 10 vùng du lịch trọng điểm. Tập trung phát triển thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch, doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch.
Ba là, giao Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vị chuyên trách thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, điều chỉnh, bảo đảm sự thống nhất về giá trị và hình ảnh thương hiệu trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá của từng tỉnh.
Bốn là, thực hiện sáng tạo, sinh động các nội dung marketing du lịch với thông điệp, chủ đề chung “Sắc màu Tây Bắc” của 8 tỉnh TBMR, đồng thời có sáng tạo, bổ sung riêng đối v���i từng tỉnh (sử dụng thống nhất với cổng thông tin du lịch, logo và slogan chung của 8 tỉnh).
Năm là, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch địa phương, các khu du lịch và sản phẩm du lịch gắn với doanh nghiệp và đẩy mạnh xã hội hóa, chung tay góp sức quảng bá và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu điểm đến du lịch 8 tỉnh TBMR.
Như vậy, phát triển thương hiệu du lịch “Sắc màu Tây Bắc” là một trong những nội dung cần thiết sau Năm du lịch quốc gia 2017 tại 8 tỉnh TBMR để nâng cao hiệu quả công tác liên kết phát triển du lịch đã thực hiện từ năm 2008 đến nay, góp phần định vị TBMR như một điểm đến chung hấp dẫn, khác biệt, cạnh tranh được với các thương hiệu điểm đến khác. Đây cũng là hướng đi góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch năm 2016 về đổi mới tư duy phát triển du lịch, tập trung xử lí ngay những khó khăn vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là mảng xúc tiến quảng bá du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
u đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. 
Phạm Tất Thành
  • (22/03/2017) Khám phá “sắc hoa Tây Bắc” suốt bốn mùa trong Năm Du lịch Quốc gia 2017 (03/22/2017)
  • (10/03/2017) Lễ hội du lịch bốn mùa – thương hiệu mới chào Năm du lịch Quốc gia 2017 (03/10/2017)
  • (10/03/2017) Cổng thông tin chính thức Năm du lịch Quốc gia 2017 – www.dulichtaybac.vn (03/10/2017)
  • (13/2/2017) )Rực rỡ "Sắc màu Tây Bắc" trong Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc (02/13/2017)
  • (10/02/2017) Lào Cai đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ Khai mạc Năm DLQG Lào Cai – Tây Bắc 2017 (02/10/2017)
  • (10/02/2017) Lào Cai tăng cường giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa và sản phẩm du lịch đặc trưng trong Năm DLQG 2017 (02/10/2017)
  • (9/02/2017) Năm DLQG 2017 cơ hội để Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc ghi dấu ấn (02/10/2017)
  • (09/02/2017) Nhiều hoạt động quy mô lớn hưởng ứng Năm DLQG 2017 (02/09/2017)
  • (09/02/2017) Nhận diện Năm DLQG 2017 – Lào Cai – Tây Bắc (02/09/2017)
  • (07/02/2017) Năm Du lịch Quốc gia 2017 sôi động với chuỗi các sự kiện của vùng Tây Bắc (02/07/2017)
  • (07/02/2017) Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2017 sẽ tạo dấu ấn đặc sắc về Tây Bắc (02/07/2017)
  • Lào Cai: Tưng bừng các hoạt động mừng Xuân Đinh Dậu 2017 (01/25/2017)
  • (25/01/2017) Năm DLQG 2017, Lào Cai chào đón du khách với nhiều chương trình, sự kiện hấp dẫn (01/25/2017)
  • (20/1/2017)Hội nghị vận động và tiếp nhận tài trợ Năm Du lịch Quốc gia 2017 – Lào Cai – Tây Bắc (01/20/2017)
  • (30/12/2016) Lễ hội mùa Đông Sa Pa năm 2016 – tiếng vang mới của ngành du lịch Lào Cai (12/30/2016)
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ
    CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
    Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
    Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
    Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

    Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
    Sốđiện thoại: 02143.669898;

    Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn