Nét đẹp trang phục dân tộc Giáy Sa Pa (11/28/2023)

Văn hóa dân tộc Giáy  sinh động giàu bản sắc, trong đó trang phục truyền thống đóng vai trò quan trọng luôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn nổi bật trong các hoạt động cộng đồng và trong các lễ hội truyền thống.
Tục nhuộm trứng ngày Tết thiếu nhi của người Hà Nhì ở Bát Xát (02/02/2023)

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, Bản làng của người Hà Nhì tại Bát Xát lại rộn ràng đón Tết thiếu nhi truyền thống với những quả trứng nhuộm nhiều màu sắc mang theo lời may mắn cầu chúc cho trẻ em và gia đình.
Cách làm hương của đồng bào dân tộc Mông huyện Bắc Hà (01/04/2023)

Người Mông làm hương khá cầu kỳ, nguyên liệu chủ yếu là thân cây gỗ mục màu nâu đỏ có tên (Móng tông) được giã nhỏ mịn thành bột, 1 loại vỏ cây chất tạo độ dính gọi là (lem). Hai loại bột được chộn với nhau theo tỷ lệ 1:8 (8 phần bột Móng tông thì 2 phần bột lem). Ngoài việc chọn và chộn nguyên liệu thì việc chọn và trẻ tăm hương cũng rất quan trọng, phải chọn loại cây tre hoặc cây mai, cây vầu dóng dài, thẳng khi trẻ phải lựa đều tay mới có tăm hương đẹp. Việc làm hương này chủ yếu do chị em phụ nữ đảm nhiệm bởi cần sự nhanh nhậy và khéo léo của đôi bàn tay thoăn thoắt, lúc xòe bó nan tre ra thành hình phễu, tung bột hương, lúc chụm lại, nhúng vào thùng nước tạo độ ướt quy trình này lặp lại 5 lần mới  tạo nên những que hương đều, tròn đẹp, trăm cây như một.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dân tộc Tày huyện Bắc Hà (gia đình họ Hoàng) (01/04/2023)

Lễ, tết của dân tộc Tày cũng giống dân tộc Nùng, rất nhiều lễ tết trong năm như tết 3/3 thanh minh (cúng tại mộ), tết 5/5 làm bánh bánh sừng bò vì có 3 sừng hay còn gọi là bánh gio hay bánh chít vì được gói bằng lá chít. Tết tháng 7 âm lịch được cúng và ăn tết vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm và làm bánh từ bột gạo nếp gói bằng lá chuối nhân lạc hoặc nhân đỗ gọi là (khảu pảnh). Một lễ tết không thể thiếu đó là tết cơm mới thường tổ chức ăn vào ngày dậu tháng 8 âm lịch hoặc ngày tuất tháng 9 âm lịch, đó là những ngày tốt cho mùa màng bội thu. Với ngày tết Nguyên đán được gọi là tết to nhất trong năm thì lễ vật dâng cúng cũng giống các lễ tết nhỏ là có thịt gà, thịt lợn, xôi, rượu, tiền vàng…. Thì ngày tết Nguyên đán của người Tày Nhẳng không thể thiếu đó là 1 miếng thịt treo để nguyên miếng chưa chế biến.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dân tộc La Chí huyện Bắc Hà (gia đình họ Vương) (01/04/2023)

Bàn thờ tổ tiên của người La Chí được lập tại vách tiền, đối diện khu đặt bếp khách của ngôi nhà. Bàn thờ lập tương đối đơn giản, được làm bằng tre. Trước tiên, họ kiếm hai thanh tre dài, chạm mái nhà, đặt dựng vào vách tiền (vách đối diện cửa chính). Người dân đan một miếng phên nhỏ hình chữ nhật đặt vuông góc với vách tiền và 2 thanh tre dài để làm điểm đặt lễ dâng cúng, cách nền nhà khoảng 40cm. Phía trên bàn thờ (giáp mái nhà) có đặt 3 thanh tre nhỏ mỗi thanh tre chẻ làm nan nhỏ để xiên các miếng ré củ giềng với ý nghĩa cho cây lúa, cây ngô trổ bông chắc hạt). Trên bàn thờ thường ngày không đặt gì, vào những ngày lễ (tết) có đặt bánh trưng, có  mâm cơm cúng tại phía dưới gần chân bàn thờ. Mỗi gia đình khi ở riêng, đều cần lập bàn thờ. Để hoàn thiện bàn thờ tổ tiên (tương đương một đời người) bắt buộc phải trải qua 3 lần dâng lễ cúng. 3 lần dâng lễ cúng lập bàn thờ không diễn ra cùng 1 lúc, có thể cách nhau 4,5 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
(17/6/2022) Du lịch Sa Pa khám phá văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Bắc (06/17/2022)

Nhắc đến Sa Pa, chắc hẳn ai cũng biết đến một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là văn hóa đặc trưng của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Và chính những nét văn hóa và con người nơi đây đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Hãy cùng Du lịch Lào Cai khám phá những nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây nhé.
(28/3/2022) Du khách thích thú với trang phục người Mông ở Bắc Hà (03/28/2022)

Nếu đã từng tới Bắc Hà tham quan du lịch, bạn chắc hẳn đã ít nhất một lần bị thu bởi trang phục duyên dáng, xúng xính của cô gái người Mông nơi đây. Những bộ trang phục chứa hàng trăm, hàng nghìn hoa văn tinh xảo, được làm hoàn toàn thủ công bằng tay, rực rỡ sắc màu luôn ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tới Bắc Hà.

(25/3/2022) Vì sao Lễ cúng rừng của người Dao ở Lào Cai hấp dẫn du khách tìm hiểu? (03/25/2022)

Tục thờ cúng thần rừng của người Dao đỏ Bát Xát, Lào Cai là một nghi lễ truyền thống đã có từ thời xa xưa tạo nên mối quan hệ gắn kết trong cộng đồng, làng, bản. Đó cũng là một phong tục đẹp cần được lưu truyền và gìn giữ, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

(21/3/2022) Độc đáo văn hoá lợp mái cọ của người Tày ở Lào Cai (03/21/2022)

Người Tày ở Lào Cai có lối sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nếu người Tày ở bản lớn thì họ chia bản lớn thành nhiều xóm nhỏ. Đặc biệt ở chỗ bản làng của người Tày thường nằm ven các suối hay đồi núi, họ thường lấy tên của suối hay đồi núi đó làm tên của bản làng.

Dinh Hoàng A Tưởng – Nhà du lịch Bắc Hà, điểm tham quan du lịch hấp dẫn, Trung tâm diễn giải văn hóa của vùng Đông Bắc Lào Cai (12/02/2021)

Sau khi gia đình họ Hoàng rời đi, dinh thự Hoàng A Tưởng bị bỏ hoang một thời gian. Sau đó UBND huyện Bắc Hà trưng dụng dinh thự thành nơi làm việc một thời gian. Đến năm 1999, dinh thự được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, UBND huyện Bắc Hà chuyển về trụ sở mới, dinh thự chính thức được quản lý bởi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Năm 2007, dinh thự được trùng tu toàn bộ và xây dựng theo định hướng phát triển trở thành điểm tham quan du lịch nổi bật của Bắc Hà.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Sốđiện thoại: 02143.669898;

Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn