Rừng cây kim giao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
1. Đặc tính sinh lý và đặc điểm hình thái của cây kim giao:
- Kim giao là Cây gỗ nhỡ cao từ 15-25m. Thân thường thẳng và có tán cây hình tháp. Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống.
- Vỏ cây có màu nâu xám và bong thành mảng. Lá mọc đối, thon, to, dài 15-18cm, rộng 4-5cm, cuống hẹp, ngắn, lá cây có hình bầu dục hoặc mũi mác, đầu là hình nhọn, đuôi lá hình nêm, gân lá thuộc dạng đa gân, bề mặt lá thường trơn bóng như chất liệu da
- Hoa cái ở nách lá, hoa tự đực 3,4 cái mọc ở nách lá. Hoa cái mọc đơn lẻ, cũng mọc ở nách lá. trên một cuống dài 2cm, nón đực hình trụ Hạt tròn, to 15-18mm, màu lam đậm.
- Quả hình cầu, có đường kính 1,5- 2 cm. Đế mập, cuống dài gần 2 cm.
- Kim giao là cây ưa sáng, mọc hỗn loại với các loài cây lá rộng khác. Sống trên đất sâu ẩm.
- Kim giao thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi đá vôi hay núi đất, ở độ cao khoảng 50 - 1000 m, ít khi tập trung thành từng đám nhỏ, ưa thế trong tổ thành cây đứng.
Quả cây kim giao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2. Phân bố:
- Kim giao phân bố nhiều ở khu vực phía Nam Trung Quốc và Mianma.
- Ở Việt Nam cây kim giao thường gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An…Ở độ cao trên 500m. Ở Cúc Phương, Cát Bà có nhiều quần tụ sinh thái tự nhiên tốt trên đất đá vôi.
3. Ứng dụng của gỗ kim giao cà cây kim giao trong đời sống của con người, giá trị kinh tế của gỗ kim giao.
- Kim giao có giá trị chủ yếu về mặt lâm sản, vì gỗ kim giao nhẹ với thớ mịn, có nhiều vân đẹp. Nên thường được dùng để khắc dấu, làm đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ…
- Lá cây kim giao có thể dùng để sắc uống, chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc.
- Gỗ kim giao nhẹ, thớ mịn dùng làm đồ mĩ nghệ, làm áo quan hay đũa ăn, khắc dấu và đóng đồ gỗ, trước đây người ta cho làm đũ với gỗ cây này có thể phát hiện những vết chất độc chộn với thực ăn.
- Tán và lá cây kim giao đẹp nên cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các công trình tôn giáo, đình chùa hay nhà thờ các công trình kiến trúc Đông Á.
* Trong đời sống:
- Kim giao là loài gỗ quý được lưu trong sách đỏ của Việt Nam.
- Đặc biệt, tương truyền gỗ cây Kim Giao có đặc tính phát hiện độc tố có trong thức ăn, nên từ xa xưa, các bậc đế phương đã sử dụng đũa làm từ gỗ cây kim giao.
- Theo đồng bào dân tộc Dao tại Hòa Bình, lá cây kim giao có thể dùng để sắc uống, chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc.
- Tán và lá cây kim giao đẹp nên cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các công trình tôn giáo, đình chùa hay nhà thờ các công trình kiến trúc Đông Á.