(28/3/2022) Du khách thích thú với trang phục người Mông ở Bắc Hà
Nếu đã từng tới Bắc Hà tham quan du lịch, bạn chắc hẳn đã ít nhất một lần bị thu bởi trang phục duyên dáng, xúng xính của cô gái người Mông nơi đây. Những bộ trang phục chứa hàng trăm, hàng nghìn hoa văn tinh xảo, được làm hoàn toàn thủ công bằng tay, rực rỡ sắc màu luôn ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tới Bắc Hà.
Người Mông bản địa sinh sống ở Bắc Hà có nhiều nhóm nhưng chủ yếu là người Mông Hoa, hay còn gọi là Mông Lềnh. Đàn ông người Mông thì giỏi lao động, làm nông, còn phụ nữ người Mông thì khéo làm trang phục, khéo thu vén nhà cửa. Trang phục của người Mông không chỉ hữu dụng trong đời sống mà còn phản ánh tư duy mỹ thuật dân gian, khẳng định trình độ thẩm mỹ và sự sáng tạo phong phú của họ.
Trang phục của người Mông ở Bắc Hà nổi bật và trở thành nét văn hóa đặc trưng gắn liền với dân tộc
Để có một bộ trang phục hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, tới thêu hoa văn, vẽ sáp ong, ghép vải,…. Trang phục của người Mông được hình thành từ rất nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo chuyển tải những hình ảnh thiên nhiên, cảnh quan sinh hoạt, lao động hàng ngày như mưa gió, sấm chớp, núi rừng, cây cỏ, mặt trời, mặt trăng,… Các bé gái người Mông ngay từ khi còn nhỏ đã được học thêu, in sáp ong lên váy để tới tuổi trưởng thành có thể may bộ váy ưng ý để đi chơi chợ, tìm người thương.

Du khách thích thú trước vẻ đẹp của người Mông ở Bắc Hà

Nghệ nhân vẽ sáp ong và dệt vải giới thiệu nghề truyền thống tại dinh Hoàng A Tưởng - nhà du lịch Bắc Hà - thị trấn Bắc Hà
Trông từ đằng xa, bộ trang phục của người Mông hoa ở Bắc Hà nổi bật và luôn thu hút chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Trang phục của họ thể hiện sự cần cù, chăm chỉ, khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú, mang nhiều giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Và còn rất nhiều điều thú vị khác mà nhất định bạn sẽ được người Mông ở Bắc Hà nói cho khi tới đây du lịch và thử mặc lên mình bộ trang phục của họ. Ở dinh Hoàng A Tưởng – Nhà Du lịch Bắc Hà có một cửa hàng thủ công của người bản địa luôn chào đón bạn đến tham quan, tìm hiểu.
Bùi Thái Hà
  • (25/3/2022) Vì sao Lễ cúng rừng của người Dao ở Lào Cai hấp dẫn du khách tìm hiểu? (03/25/2022)
  • (21/3/2022) Độc đáo văn hoá lợp mái cọ của người Tày ở Lào Cai (03/21/2022)
  • Dinh Hoàng A Tưởng – Nhà du lịch Bắc Hà, điểm tham quan du lịch hấp dẫn, Trung tâm diễn giải văn hóa của vùng Đông Bắc Lào Cai (12/02/2021)
  • Tổng quan về các dân tộc Bắc Hà (11/30/2021)
  • Các trò chơi dân gian ở Bắc Hà (11/30/2021)
  • (09/04/2021) Nghề làm tranh thờ của người Dao Đỏ (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (04/09/2021)
  • (08/04/2021) Đôi nét về đạo Mẫu ở Việt Nam và sự gắn bó của văn hóa - tín ngưỡng đạo Mẫu với du lịch Lào Cai (04/08/2021)
  • (31/03/2021) Bàn thờ của thầy cúng người Mông ở Sa Pa (03/31/2021)
  • (30/03/2021) Cây khèn của người Mông (03/30/2021)
  • (29/03/2021) Lào Cai kích cầu du lịch cùng chuỗi sự kiện hấp dẫn tháng 5 tại Hà Nội (03/29/2021)
  • (26/03/2021) Độc đáo lễ cúng rừng của người Hà Nhì – Bát Xát Lào Cai (03/26/2021)
  • (25/03/2021) Kéo vợ của người Mông ở Sa Pa (03/25/2021)
  • (16/03/2021) Lễ cúng Tú Tỉ (Lễ cúng thổ địa bản làng) của người Giáy Lào Cai (03/16/2021)
  • (30/7/2020) Nét độc đáo trên trang phục truyền thống người Mông (07/30/2020)
  • (21/4/2020) Trang sức bạc nét đẹp độc đáo trên trang phục dân tộc Dao đỏ Lào Cai (04/21/2020)
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ
    CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
    Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
    Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
    Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

    Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
    Sốđiện thoại: 02143.669898;

    Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn