Cách làm hương của đồng bào dân tộc Mông huyện Bắc Hà
Người Mông làm hương khá cầu kỳ, nguyên liệu chủ yếu là thân cây gỗ mục màu nâu đỏ có tên (Móng tông) được giã nhỏ mịn thành bột, 1 loại vỏ cây chất tạo độ dính gọi là (lem). Hai loại bột được chộn với nhau theo tỷ lệ 1:8 (8 phần bột Móng tông thì 2 phần bột lem). Ngoài việc chọn và chộn nguyên liệu thì việc chọn và trẻ tăm hương cũng rất quan trọng, phải chọn loại cây tre hoặc cây mai, cây vầu dóng dài, thẳng khi trẻ phải lựa đều tay mới có tăm hương đẹp. Việc làm hương này chủ yếu do chị em phụ nữ đảm nhiệm bởi cần sự nhanh nhậy và khéo léo của đôi bàn tay thoăn thoắt, lúc xòe bó nan tre ra thành hình phễu, tung bột hương, lúc chụm lại, nhúng vào thùng nước tạo độ ướt quy trình này lặp lại 5 lần mới  tạo nên những que hương đều, tròn đẹp, trăm cây như một.

 
Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung đa phần họ tự làm hương để thắp và thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc mình. Để làm hương thì mỗi dân tộc lại chọn cho mình nguyên liệu khác nhau để làm với người Giáy thì chọn loại cây ở rừng có vỏ đốt thơm mùi hương để làm nguyên liệu chính người Giáy gọi là (máy năng giêng) và loại vỏ cây chất tạo keo mọc ở ven suối hoặc những nơi có độ ẩm cao. Với người Tày, Nùng trước kia họ cũng tự làm hương để thắp với những nguyên liệu vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung… để tạo mùi và chất và lên rừng tìm lá dính (còn gọi là lá Bơ hắt) có nhiều nhựa, mọc thành bụi ven khe suối. Ngày nay hầu hết các dân tộc Tày, Nùng, Phù Lá, Dao….không làm hương mà chỉ mua của dân tộc Mông về thắp vào các  dịp ngày lễ, tết.
TIPC Lào Cai
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dân tộc Tày huyện Bắc Hà (gia đình họ Hoàng) (01/04/2023)
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dân tộc La Chí huyện Bắc Hà (gia đình họ Vương) (01/04/2023)
  • (17/6/2022) Du lịch Sa Pa khám phá văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Bắc (06/17/2022)
  • (28/3/2022) Du khách thích thú với trang phục người Mông ở Bắc Hà (03/28/2022)
  • (25/3/2022) Vì sao Lễ cúng rừng của người Dao ở Lào Cai hấp dẫn du khách tìm hiểu? (03/25/2022)
  • (21/3/2022) Độc đáo văn hoá lợp mái cọ của người Tày ở Lào Cai (03/21/2022)
  • Dinh Hoàng A Tưởng – Nhà du lịch Bắc Hà, điểm tham quan du lịch hấp dẫn, Trung tâm diễn giải văn hóa của vùng Đông Bắc Lào Cai (12/02/2021)
  • Tổng quan về các dân tộc Bắc Hà (11/30/2021)
  • Các trò chơi dân gian ở Bắc Hà (11/30/2021)
  • (09/04/2021) Nghề làm tranh thờ của người Dao Đỏ (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (04/09/2021)
  • (08/04/2021) Đôi nét về đạo Mẫu ở Việt Nam và sự gắn bó của văn hóa - tín ngưỡng đạo Mẫu với du lịch Lào Cai (04/08/2021)
  • (31/03/2021) Bàn thờ của thầy cúng người Mông ở Sa Pa (03/31/2021)
  • (30/03/2021) Cây khèn của người Mông (03/30/2021)
  • (29/03/2021) Lào Cai kích cầu du lịch cùng chuỗi sự kiện hấp dẫn tháng 5 tại Hà Nội (03/29/2021)
  • (26/03/2021) Độc đáo lễ cúng rừng của người Hà Nhì – Bát Xát Lào Cai (03/26/2021)
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ
    CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
    Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
    Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
    Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

    Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
    Sốđiện thoại: 02143.669898;

    Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn