1. Nguồn gốc:
Phong lá đỏ ở miền đông Bắc Mỹ. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có xuất hiện loài cây này.
Phong lá đỏ bắt đầu du nhập vào Việt Nam, trở thành loại cây được cảnh yêu thích dùng để trang trí.
2. Phân loại
Do ảnh hưởng bởi khí hậu của các nước nên nhiều loại cây lá phong khác nhau đã ra đời. Chủ yếu là 3 nhóm :
Nhóm Linearilobum: Lá có 5 thùy trong đó có 1 thùy dài, mảnh.
Nhóm Palmatum : lá 5-7 thùy.
Nhóm Dissectum : lá 5-9 thùy, lá phong có màu đậm, hình răng cưa.
3. Đặc điểm:
Cây phong lá đỏ có thể thích ứng với nhiều loại khí hậu khác nhau đặc biệt là ôn đới nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao 32 - 40
0C có thể gây cháy và rụng lá; chiều cao trung bình từ 2 mét, nhiều cây có thể lên đến 15 mét.
Vỏ cây lúc nhỏ có màu xám trắng và khá mịn; khi trưởng thành thì sần sùi và có màu sẫm hơn, thậm chí xuất hiện vảy. Cành cây phong đỏ thường có màu đỏ tươi hoặc có thể là màu tối, hơi to so với các loại cây khác.
Lá cây phong đỏ gồm 3 thùy có răng cưa ở phần viền lá. Khi còn non, màu lá xanh tươi, sau đó từ từ sang màu cam rồi màu đỏ đặc trưng. Vào mùa đông lá sẽ chuyển xanh đậm và rụng xuống khi già đi, sang xuân thì mọc lại.
Hạt giống phong thường có màu đỏ đặc trưng. Giống với lá phong, hoa của loài cây này cũng mang trên mình lớp “áo” cùng màu. Hoa phong mọc thành từng chùm có phần rũ xuống. Một điều hết sức đặc biệt là loài cây này còn có những cây chỉ có hoa đực hoặc cây chỉ có hoa cái bên cạnh những cây xen lẫn đực cái.
Quả phong hay có tên gọi khác là phím phong xuất hiện thành cụm trên thân cây, thường rụng vào cuối hoặc đầu tháng 6.
4. Ý nghĩa:
Trong
phong thủy, người ta cho rằng cây phong lá đỏ là bùa hộ mệnh đem lại nhiều sự may mắn, tiền tài, sức khỏe dồi dào cho những ai đang sở hữu nó. Đặc biệt với người mệnh Hỏa, Thổ thì càng hợp với màu đỏ của lá phong.
Bên cạnh đó, lá phong đỏ còn tượng trưng cho mong muốn có được tình yêu, hạnh phúc; được cùng người mình yêu sống bên nhau đến trọn đời.