LỊCH LỄ HỘI
Đầu năm du xuân,  nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các lễ hội của đồng bào dân tộc tại Lào Cai bạn có thể tham khảo các lễ hội dưới đây để cùng người thân tận hưởng những chuyến đi thú vị.
1.     Tết Nhảy người Dao Đỏ ở Sa Pa
·         Thời  gian: ngày 1,2 tết Nguyên Đán
·         Địa điểm nhà ông trưởng họ
·         Đặc thù tắm tượng tổ tiên bằng gỗ, nhảy đồng, múa các điệu múa võ, đi săn, bắt ba ba, làm một số trò ma thuật.
2.     Hội Gầu Tào của người H’Mông ở Mường Khương, Bắc Hà
-          Thời gian: từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 5 tháng giêng.
-          Địa điểm: khu đồi thoải gần làng
-          Đặc điểm: cầu con, cầu mệnh. Có các trò chơi như thi bắn nỏ, múa khèn, múa võ, hát Chù Gầu tào
3.     Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Tà Chải và Trung Đô,  Bắc Hà
-          Thời gian: 15 tháng giêng
-          Địa điểm: khu ruộng gần rừng cấm
-          Cầu mùa, cúng thần làng, kéo co, ném còn, đu tiên, xòe.
4.     Lễ hội Róng Pọc của người Giáy ở Tả Van, Sa Pa
-          Thời gian: ngày thìn tháng giêng
-          Địa điểm: ở cánh đồng riêng (Ná Róong Pọoc)
-          Cầu mùa, cúng thần làng, kéo co, ném còn, bàn xây dựng hương ước, hát giao duyên
5.     Lễ hội Róong Pọoc của người Giáy ở Tả Phời, Cam Đường
-          Thời gian: ngày thìn tháng giêng
-          Địa điểm: Cánh đồng rộng gần làng
-          Cầu mùa, ném còn, kéo co, đánh én, người Xa Phó múa nghi lễ với tư cách là dân lệ thuộc của làng.
6.     Hội Đình của người Tày ở làng Già, Bảo Yên
·         Thời gian vào mùng sáu tháng giêng.
·         Cúng Sơn thần, dân lợn đen, tung còn, hát giao duyên
7.     Lễ hội cúng rừng của người Nùng Mường Khương
·         Thời gian: 30 tháng giêng
·         Địa điểm: khu rừng cấm của làng.
·         Cúng hai cây cổ thụ “Cây bố và cây mẹ”, đồn dâng cúng có mâm đặc biệt “mâm đất và mâm nước”, cúng những người hy sinh bảo vệ đất nước và mâm cúng người bảo vệ bản làng. Có các trò chơi: thi leng hao, hát lán cô, chơi cờ gỗ.
8.     Lễ hội Gắt tu tu cua người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý huyện Bát Xát
·         Thời gian: Ba ngày Thìn, Tỵ, ngọ tháng Giêng.
·         Địa diểm: Tại nhà riêng và khu rừng cấm đầu làng.
·         Cúng tổ tiên, thần rừng Gà mu, thần bến nước Cá chu ba hà rô, cầu mùa, xua đuổi dịch bệnh, ma tà, hat giao duyên.
9.      Lễ trừ tà đón xuân của người Xá Phó ở làng An Thành xã Gia Phú huyện Bảo Thắng.
-          Thời gian : Ngày Ngọ, Mùi tháng hai.
-          Địa điểm : Tại từng gia đình và tại khu đất bằng phẳng đầu làng.
-          Lễ hiến tam simh (lợn, dê, chó), hóa trang mặt nạ, nhưng múa theo nghi lễ xua ma, trừ tà, múa theo đạo cụ ống nứa trỗ xuống đất…
10.   Lễ Nào Xồng của người H’Mông ở SI Ma Cai
-          Thời gian : Ngầy Thìn tháng hai.
-          Địa điểm : Khu rừng cấm của làng.
-          Cúng thổ địa, bàn bạc xây dựng hương ước, lễ ăn thể, bầu người hội đầu…
11.  Lễ Lập tịch của người Dao Họ ở làng Khe Mụ huyện Bảo Thắng
-          Thời gian : Tự chọn trong tháng nông nhàn trước hoặc sau Tết Nguyên Đán.
-          Địa điểm : Tại gia đình và khuôn viên người Lập tịch.
-          Các nghi lễ thử thách rèn luyện người lập tịch: Như lễ nhảy từ tháp cao xuống lưới võng, lễ răn dạy…, các điệu múa nghi lễ như múa trống đất, múa sạp, múa gà…
12.  Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát
-          Thời gian : Bốn ngày ( Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi) tháng 6.
-          Địa điểm : Khu rừng cấm của làng.
-          Lễ dâng trâu, chơi đu dây nam nữ, đu quay, trùm chăn, hát giao duyên, múa nghi lễ và hát bài ca mẹ lúa của phụ nữ nhiều tuổi.
13.  Tết 23/6 của người Pa Dí ở Mường Khương.
-          Thời gian: ngày 23 tháng 6.
-          Địa điểm: tại từng gia đình và tại làng.
-          Cúng thần làng, lễ chúc phúc trẻ em, hát giao duyên, chơi các trò chơi bập bênh, đánh én.
14.  Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín ở Mường Khương, Bắc Hà
-          Thời gian: ngày 1 tháng 7
-          Địa điểm: taị gia đình và khu bãi trồng chuối bằng phẳng gần nhà
-          Dâng cúng thần linh thủ ty bằng các món ăn chế biến từ chuối: hoa chuối, lõi chuối, quả chuối xanh, xôi bảy màu biểu tượng cây chuối và đôi đũa màu đỏ, hát kể dân ca về sự tích tết chiến thắng chống giặc.
15.  Hội cốm của người Tày Bảo Yên
-          Thời gian: rằm tháng tám.
-          ĐỊa điểm: tại nhà của trưởng bản.
-          Thi giã cốm, lễ dâng nàng trăng lễ gọi nàng trăng xuống chơi, hát giao duyên, giã cốm theo điệu nhạc kéng lỏong, múa dệt cửi, nhặt tram, hát nôm Tày.
16.   Lễ cơm mới của người La Chí ở Bắc Hà
-          Thời gian: ngày lúa mới chín
-          Địa điểm tại gia đình và tại nương
-          Nghi lễ gặt tượng trưng, nấu cơm mới dâng cúng tổ tiên cơm mới với đặc sản thịt trâu khô, cá suối, chim chuột sấy khô, chơi đu đôi nam nữ, hát giao duyên
17.   Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó ở Văn Bàn
-          Thời gian: ngày 9 tháng  9.
-          Địa điểm: tại nhà trưởng bản và từng gia đình.
-          Dựng cây chuối cắm các loài hoa, có cả hoa chuối, múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và và các đặc sản: cá khô, chuột sấy khô, chim, khoai sọ, múa diễn tả độngt ác gặt lúa, săn bắn
Phan Phượng
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Sốđiện thoại: 02143.669898;

Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn