Di sản văn hóa Lào Cai cần được giữ gìn
Với phương châm lấy văn hóa dân tộc là nền tảng cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch; qua đó di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai được bảo tồn và phát huy, tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Là tỉnh vùng cao biên giới có đông dân tộc anh em cư trú (có 13 dân tộc với 25 ngành nhóm khác nhau thuộc các ngữ hệ chủ yếu của Việt Nam), vì vậy, Lào Cai là một tỉnh có đặc thù về văn hóa – xã hội. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai luôn được địa phương quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


Tiến sỹ Trần Hữu Sơn – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, địa phương thực hiện tốt quan điểm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đổi mới phù hợp với một tỉnh đa dân tộc, đa loại hình cảnh quan. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là vấn đề của người dân, do cộng đồng quyết định, Nhà nước đóng vai trò quản lý và định hướng; gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát huy và phát triển, gắn liền với kinh tế du lịch và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, vấn đề bảo tồn phải trở thành bảo tồn sống, diễn ra thường xuyên ở môi trường văn hóa chứ không dừng lại ở sưu tầm, bảo quản.

Cả tỉnh cũng gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch.Là tỉnh vùng cao biên giới có đông dân tộc anh em cư trú (có 13 dân tộc với 25 ngành nhóm khác nhau thuộc các ngữ hệ chủ yếu của Việt Nam), vì vậy, Lào Cai là một tỉnh có đặc thù về văn hoá – xã hội.

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai luôn được địa phương quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.



Hiện nay, Lào Cai đã tiến hành tổng kiểm kê, khảo sát di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác phân loại các di tích được triển khai có kết quả, đã thống kế toàn bộ các di tích trên địa bàn tỉnh, hoàn thành việc lập bản đồ di sản văn hóa Lào Cai.

Năm 1999, Lào Cai mới có 3 di tích (Dinh thự Hoàng A Tưởng, Động Mường Vi, Đồn Phố Ràng) được công nhận cấp quốc gia, chưa có di tích cấp tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh đã có tổng số 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia.

Cho đến nay, công tác bảo tồn đã tập trung vào các di sản văn hoá trọng điểm, có giá trị cao và gắn với việc khai thác nguồn lợi các di sản phục vụ xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các di tích vật thể, có giá trị lịch sử, văn hóa ở Lào Cai không những không bị mai một mà còn được trùng tu, phát triển quy mô hơn.

Chẳng hạn, cụm di tích Đền Bảo Hà và Đền Cô Tân An là “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy”, là địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách mỗi năm trong hành trình “Du lịch về cội nguồn”; cụm di tích Đền Thượng – Đền Mẫu – Đền Đôi Cô (thành phố Lào Cai) thu hút được hàng chục vạn du khách thập phương, nhất là dịp lễ hội đầu xuân.



Đặc biệt, ngay từ năm 2000, Lào Cai đã nghiên cứu, nâng cấp và xây dựng kịch bản tổ chức lễ hội Đền Thượng từ cấp phường lên quy mô lễ hội cấp tỉnh, qua đó góp phần giáo dục ý thức quốc gia, dân tộc.
 
Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh: Để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo bền vững, ngành Văn hoá đã nỗ lực sưu tầm di sản văn hoá vật thể (hiện vật, di vật, cổ vật) thu được nhiều kết quả bổ sung vào Bảo tàng tỉnh và các bảo tàng chuyên ngành Trung ương.
 
Hiện Lào Cai đã sưu tầm được 13.695 hiện vật, di vật, cổ vật, trong đó có 4.111 hiện vật thể khối với nhiều cổ vật giá trị như: Trống đồng Võ Lao ở huyện Văn Bàn, vò gốm ở huyện Mường Khương, chăn đắp bằng vỏ cây sui ở xã Cam Đường; hàng nghìn hiện vật dân tộc học về công cụ sản xuất, săn bắn, hái lượm, các nhạc cụ cổ truyền, các bộ y phục, đồ trang sức, tranh thờ cổ... của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai.
 
Đặc biệt, làng cổ của các dân tộc tiêu biểu ở Lào Cai được bảo tồn thành các điểm du lịch hấp dẫn. Hiện tại 5 làng cổ của các dân tộc tiêu biểu là: Thôn Cát Cát của người Mông xã San Sả Hồ, thôn Sả Séng của người Dao xã Tả Phìn, và thôn Bản Dền của người Tày xã Bản Hồ ở huyện Sa Pa; thôn Lao Chải của người Hà Nhì xã Ý Tý huyện Bát Xát; thôn Trung Đô của người Tày xã Bảo Nhai thuộc huyện Bắc Hà được lựa chọn bảo tồn.
 
Tại mỗi làng cổ truyền các đặc trưng văn hoá tộc người như: nhà cổ lợp ngói gỗ pơ mu; nhà sàn nửa đất, khuôn viên cổ truyền, khu rừng cấm, khu canh tác, các cơ sở sản xuất nghề thủ công về dệt vải, nhuộm chàm, làm đồ gỗ, rèn đúc, chạm khắc bạc, nấu rượu, tắm lá thuốc đã xây dựng được quy hoạch bảo vệ. Nhờ vậy, 5 làng cổ truyền được bảo tồn đã trở thành điểm, tuyến du lịch hấp dẫn du khách.
 
Với sáng kiến “Biến di sản thành tài sản”, địa phương đã khảo sát và lập danh sách, đầu tư phát triển các đặc sản của tỉnh thành sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch. Lựa chọn danh sách 11 cây, con đặc sản thực hiện mục tiêu “Mỗi dân tộc, mỗi vùng có 1 đặc sản mang dấu ấn văn hoá tộc người”.
 
Đó là, rượu San Lùng, gạo nếp hoa vàng ở huyện Bát Xát; thổ cẩm người Xá Phó; thêu sáp ong người Hmông, dược liệu người Dao ở huyện Sa Pa; gạo Séng cù, tương ớt ở huyện Mường Khương... Đến nay, một số giá trị văn hóa đã dần trở thành thương hiệu của riêng Lào Cai như: Chảo thắng cố Bắc Hà được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam, giải đua ngựa truyền thống tại Bắc Hà, lễ hội trên mây Sa Pa.



Các giá trị văn hoá trên của đồng bào đã được nghiên cứu tổng kết và nâng cao tạo thành các sản phẩm gây được sự chú ý của du khách trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần các sản phẩm cùng loại, mở ra hướng tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân và tạo môi trường bảo tồn các di sản văn hoá.
 
Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu cho các đặc sản đã được triển khai, trở thành hàng hóa góp phần quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và bảo vệ lợi ích cho người dân trực tiếp sản xuất ra các loại đặc sản.
 
Đối với di sản văn hoá các dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao, Lào Cai đã nỗ lực hoàn thành việc tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; lập hồ sơ khoa học 38 làng tiêu biểu của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc trên địa bàn tỉnh. Sưu tầm, bảo quản dưới dạng băng hình, ảnh kỹ thuật số 11 lễ hội tiêu biểu của người Dao, Bố Y, Thu Lao, Hà Nhì và Phù Lá.
 
Các lễ hội đều được bảo tồn theo phương pháp trao truyền, đúng nghi lễ, phong tục. Một số lễ hội đã được khôi phục, nâng cao thành sản phẩm du lịch văn hoá như các lễ - tết liên quan đến nông nghiệp của người La Chí, người Xá Phó… được trích đoạn biểu diễn thông qua các chương trình nghệ thuật (Tuần Văn hóa du lịch Sa Pa, Bắc Hà).
 
Các nghề thủ công truyền thống đều được sưu tầm tổng thể các quy trình, được quay phim, chụp ảnh bảo tồn; mở lớp thực hành và truyền dạy nghề tạo ý thức bảo tồn trong nhân dân. Các sản phẩm thủ công truyền thống đã trở thành những sản phẩm du lịch mới, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào.
 
Bước tiến mới trong công tác bảo tồn di sản ở Lào Cai đó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Lào Cai được sưu tầm, bảo quản bằng công nghệ số hiện đại. Đã tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao; tổng kiểm kê tại 300 làng Mông, Tày, Giáy của cả 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.



Lập hồ sơ khoa học 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đến nay, đã có 3 di sản: Nghi lễ cấp sắc của người Dao Lào Cai, “Lễ hội Gầu tào của người Mông” và nghi lễ then của người Tày ở Lào Cai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1 năm 2012; sưu tầm bảo quản dưới dạng ghi âm số 1.500 bài dân ca của từng ngành, nhóm dân tộc học; tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn dân ca các dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, di sản dân ca, dân vũ của nhân dân các dân tộc Lào Cai được bảo tồn, phát triển
Ông Hoàng Xín Hoà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dân ca Nùng Dín, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho biết: Việc giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca Nùng Dín đã được cấp uỷ, chính quyền xã Nấm Lưu quan tâm thông qua việc thành lập Câu lạc bộ Dân ca Nùng Dín nhằm sưu tầm, sáng tác nhiều làn điệu dân ca và truyền dạy cho thế hệ sau.
 
Riêng ông Hoàng Xín Hoà đã tổ chức sưu tầm, biên tập, ghi âm được 98 bài dân ca Nùng, trong đó có 72 bài hát dân ca cổ của Nùng Dín. Theo ông Hoàng Xín Hoà, để tiếp tục giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca Nùng Dín, các cấp ngành chức năng cần nghiên cứu và sớm có chính sách hỗ trợ cho công tác giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
 
Bước tiến mới trong công tác bảo tồn di sản ở Lào Cai đó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Lào Cai được sưu tầm, bảo quản bằng công nghệ số hiện đại. Đã tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao; tổng kiểm kê tại 300 làng Mông, Tày, Giáy của cả 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Lập hồ sơ khoa học 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đến nay, đã có 3 di sản: Nghi lễ cấp sắc của người Dao Lào Cai, “Lễ hội Gầu tào của người Mông” và nghi lễ then của người Tày ở Lào Cai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1 năm 2012; sưu tầm bảo quản dưới dạng ghi âm số 1.500 bài dân ca của từng ngành, nhóm dân tộc học; tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn dân ca các dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, di sản dân ca, dân vũ của nhân dân các dân tộc Lào Cai được bảo tồn, phát triển.
 
Ông Hoàng Xín Hòa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dân ca Nùng Dín, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho biết: Việc giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca Nùng Dín đã được cấp ủy, chính quyền xã Nấm Lưu quan tâm thông qua việc thành lập Câu lạc bộ Dân ca Nùng Dín nhằm sưu tầm, sáng tác nhiều làn điệu dân ca và truyền dạy cho thế hệ sau. Riêng ông Hoàng Xín Hòa đã tổ chức sưu tầm, biên tập, ghi âm được 98 bài dân ca Nùng, trong đó có 72 bài hát dân ca cổ của Nùng Dín. Theo ông Hoàng Xín Hòa, để tiếp tục giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca Nùng Dín, các cấp ngành chức năng cần nghiên cứu và sớm có chính sách hỗ trợ cho công tác giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
tổng hợp
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Sốđiện thoại: 02143.669898;

Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn