Những lễ hội độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai
Đầu xuân là dịp mọi người được nghỉ ngơi thư giãn và dành nhiều thời gian cho những chuyến thăm quan, du lịch. Nắm bắt nhu cầu của mọi người. Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai gửi tới các bạn một số thông tin về các lễ hội đầu năm của Lào Cai, đây là các lễ hội truyền thống, lâu đời được đồng bào các dân tộc Lào Cai gìn giữ và bảo tồn qua các thế hệ. 

Đến với các Lễ hội ở Lào Cai du khách sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội được tìm hiểu bản sắc văn hóa, con người của các dân tộc Lào Cai.  Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai chúc các bạn có những chuyến du lịch đầu năm vui vẻ, một năm mới hạnh phúc bên bạn bè, gia đình và người thân.
 
1. Lễ hội Đền Thượng Lào Cai.
- Lễ hội Đền Thượng là lễ hội được tổ chức thường niên hàng năm để tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn tới Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo một vị tướng lừng danh của dân tộc đã có công trấn giữ vùng biên ải giữ yên bờ cõi.
- Thời gian: ngày rằm tháng giêng, từ 13 – 15 tháng giêng.
- Địa điểm: tại đền thượng phường Lào Cai.
- Các hoạt động diễn ra trong lễ hội: dâng hương, rước kiệu. các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chơi cờ người…
2. Hội Gầu tào của người H’Mông.
- Hội Gầu tào là lễ hội quan trọng của người H’Mông. Lễ hội mở ra với mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh.
- Thời gian từ ngày mồng  ba đến ngày mồng năm tháng giêng.
- Địa điểm: khu đồi thoai thoải gần làng.
- Các hoạt động trong Lễ hội: thầy cũng làm lễ cầu phúc, cầu mệnh cho gia chủ; thi bắn súng, bắn nỏ, múa khèn, múa võ, trẻ em thi đánh quay…
3. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở Tả Va – Sa Pa.
- Lễ hội Roóng poọc là lễ hội của người Giáy. Lễ hội mở ra với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu.
- Thời gian:Ngày thìn tháng giêng.
- Địa điểm: Ở cánh đồng riêng của làng.
- Các hoạt động trong lễ hội: thi cày ruộng của các chàng trai, ném còn, kéo co, hát giao duyên…
4. Hội Đền làng Lão Nhai Lào Cai.
- Thời gian: ngày 11, 12, 13 tháng giêng.
- Địa điểm: Tại đền thờ Mẫu cùng thiên hậu Nương Nương và khu vực bãi sông.
- Các hoạt động trong lễ hội: Rước Thánh Mẫu cùng Thiên hậu Nương Nương qua phố sang cầu Cốc Lếu, tế vào ngày 12, lễ tạ vào ngày 13, thi thổi cơm, cầu buôn bán gặp may, người yên, vật thịnh.
5. Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Tà Chải Bắc Hà.
- Lễ hội Lồng tồng là Lễ hội của người Tày ở Tà Chải Bắ Hà. Lễ hội mở ra với mục đích cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Thời gian: 15 tháng giêng.
- Địa điểm: Khu ruộng gần rừng cấm.
- Các hoạt động trong lễ hội: Lễ cúng, ném còn, đu tiên, múa xòe, hát giao duyên.
6. Tết nhảy của người Dao Đỏ ở Sa Pa.
- Thời gian: ngày 1, 2 tết Nguyên đán.
- Địa điểm: trong nhà ông trưởng họ.
- Các hoạt động: tắm tượng tổ tiên bằng gỗ, nhảy đồng, múa các điệu múa võ, đi săn, làm một số trò ma thuật.
7. Lễ hội Lồng tồng của người Tày Văn Bàn.
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Văn Bàn là lễ hội mở ra với mục đích cầu cho một năm mùa màng bội thu.
- Thời gian: ngày thìn tháng giêng.
- Địa điểm: khu ruộng gần làng.
- các hoạt động trong lễ hôi: Lễ cúng cầu mùa, ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi.
8. Lễ hội Cúng rừng của người Nùng ở Mường Khương.
- Thời gian: 30 tháng giêng.
- Địa điểm: khu rừng cấm của làng.
- Các hoạt động: cúng hai cây cổ thụ “ Cây bố và cây mẹ”, đồ dâng cúng có mâm đặc biệt “ mâm đất nước” – “Pặt chiêng” – cúng những người hy sinh bảo vệ đất nước và mâm cúng bảo vệ làng. Lễ hội có các trò thi Leng hao, hát lán cô, chơi cờ gỗ …
9. Lễ hội Găt tu tu của người Hà Nhì Đen ở xã Ý Tý huyện Bát Xát.
- Thời gian: ba ngày Thìn, Tỵ, Ngọ tháng giêng.
- Địa điểm: tại nhà riêng và khu rừng cấm đầu làng.
- Cúng tổ tiên, thần rừng Gà mu, thần bến nước Cá chu ba hà rô, cầu mùa, xua đuổi dịch bệnh, ma tà, hát giao duyên…
10. Lễ Trừ tà đón xuân của người Xa Phó ở làng An Thành xã Gia Phú huyện Bảo Thắng.
- Thời gian: ngày Ngọ, ngày Mùi tháng hai.
- Địa điểm: tại từng gia đình và khu đất bằng phẳng đầu làng.
- Lễ hiến tam sinh (lợn, dê, chó), hóa trang mặt nạ, nhưng múa theo nghi lễ xua ma, trừ tà, múa theo đạo cụ ống nứa trỗ xuống đất…
11. Lễ Nào Xồng của người H’Mông.
- Thời gian: ngày thìn tháng hai.
- Địa điểm: khu rừng cấm của làng.
- Cũng thổ địa, bàn bạc xây dựng hương ước, lễ ăn thề, bầu người hội đầu…
12. Hội Đình của người Tày làng Già – Bảo Yên.
- Thời gian: Mồng sáu tháng giêng.
- Các hoạt đông: cúng sơn thần, dâng lợn đen, tung còn, hát giao duyên.
13. Lễ Roóng poọc của người Giáy ở Tả Phời – Cam Đường.
- Thời gian: ngày thìn tháng giêng.
- Địa điểm: cánh đồng rộng gần làng.
- Cầu mùa, ném còn, kéo co, đánh én, người Xa Phó múa nghi lễ với tư cách là dân lệ thuộc của làng.
 
 
 
 
Vũ Khánh tổng hợp
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CỔNG THÔNG TIN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
Đơn vị chủ quản: Sở Du lịch tỉnh Lào Cai
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai.
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tất Thành - GĐ Trung tâm TT&XTDL tỉnh Lào Cai.

Trụ sở: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin Du lịch, đại lộTrần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Sốđiện thoại: 02143.669898;

Email : info@sapa-tourism.com hoặc ttttdl-sdl@laocai.gov.vn